GIẢI PHÁP CHỐNG CHÁY CHO KHUNG KẾT CẤU THÉP

  1. Nhiệt độ cực cao – Kẻ thù nguy hiểm nhất

Kết cấu thép có thể bị biến dạng và tan chảy khi tiếp xúc với nhiệt độ cực kỳ cao. Khi nhiệt độ đạt khoảng 550° C, kết cấu thép bắt đầu mất ổn định và giảm khả nặng chịu lực.

Tuy nhiên, từ lâu chúng ta đã tìm ra các phương pháp bảo vệ kết cấu thép hoàn hảo khỏi nhiệt độ cao trong một thời gian thích hợp.

Các giải pháp chống cháy cho kết cấu thép gồm 2 loại chính:

* Giải pháp bao che không có phản ứng hóa học như phun bọt chống cháy, bọc bằng tấm chống cháy chuyên dụng…

* Giải pháp có sự góp mặt của phản ứng hóa học như sơn chống cháy

  1. Giải pháp bao che không có phản ứng hóa học
  • Phun bọt chống cháy

 Ưu điểm của giải pháp này là chi phí không cao và có thể sử dụng cho cả các cấu kiến phức tạp và chi tiết.

Nhược điểm: bề mặt kết cấu sẽ xù xì mất thẩm mĩ. Việc thi công diễn ra tại công trường và buộc các hoạt động khác phải tạm dừng do yêu cầu an toàn khi phun hóa chất.

Phun bọt chống cháy

  • Bọc bằng các tấm chống cháy chuyên dụng

Giải pháp được sử dụng để bảo vệ bề mặt kết cấu thép kể cả các góc khuất, có tính thẩm mĩ cao, đem lại bề mặt bao che sạch sẽ và vuông vắn. Hơn nữa không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động khác do đó công trường vẫn có thể thi công bình thường. Đặc biệt, giải pháp này có thể áp dụng trên cấu kiện không sơn.

Các tấm chống cháy chuyên dụng như tấm Cemboard, tấm thạch cao chống cháy…

Bọc bằng tấm chuyên dụng chống cháy

  • Bê tông

Ưu điểm chính của bê tông là độ bền. Trong trường hợp cần bảo vệ cấu kiện khỏi các tác nhân môi trường (ăn mòn, thời tiết…), bê tông cho kết quả tốt nhất. Ví dụ: Nhà kho, bãi đổ xe ngầm. các công trình ngoài trời

Nhược điểm: chi phí cao, không gian chiếm dụng lớn, trọng lượng lớn.

Bê tông

3. Sơn chống cháy

Lớp phủ intumescent được sơn trên cấu kiện khi ở nhiệt độ bình thường. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng lên khoảng 200 – 250 0C, bằng một phản ứng hóa học phức tạp, sơn sẽ phồng lên tạo ra 1 lớp không khí ngăn giữa kết cấu thép và nhiệt độ.

Ưu điểm: đem lại tính thẩm mĩ cao, trọng lượng sơn phủ nhẹ hơn hẳn so với các phương pháp khác, có thể làm tại nhà máy và do đó rút ngắn thời gian thi công tại công trường.

Nhược điểm: chi phí cao.

Sơn chống cháy

Dưới đây là dự án Trung tâm Triển lãm Quy hoạch Thành phố HCM do ATB là nhà thầu kết cấu thép sản xuất và lắp dựng. Giải pháp được lựa chọn là sơn chống cháy nhằm đem lại kết quả chống cháy và tính thẩm mĩ cao nhất.

Trung tâm triển lãm quy hoạch quận 2